Tại sao phải giám định máy móc, thiết bị?
Trong quá trình phát triển, hội nhập và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lượng máy móc, thiết bị được nhập khẩu vào nước ta ngày càng lớn và có nguồn gốc xuất xứ khác nhau đặc biệt là các loại máy móc đã qua sử dụng. Các nhà nhập khẩu, các nhà đầu tư và người sử dụng luôn muốn máy móc, thiết bị nhập về phải phù hợp với Hợp đồng thương mại về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, xuất xứ, tính đồng bộ,… Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần những kết quả kiểm tra chính xác, khách quan để phục vụ các mục đích quảng cáo như: áp thuế, thông quan xuất nhập khẩu, thanh lý, quyết toán các công trình đầu tư, tránh gian lận thương mại…
Giám định máy móc thiết bị đã qua sử dụng là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo lường để đánh giá sự phù hợp của máy móc, thiết bị được kiểm tra so với chứng từ nhập khẩu như Phiếu đóng gói (P/L), Hóa đơn (Invoice) hoặc Hợp đồng cung cấp thiết bị, tài liệu kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, chế tạo.
Giới thiệu dịch vụ giám định thiết bị máy móc
Việc kiểm tra/giám định thực trạng hàng hóa máy móc thiết bị nhập khẩu có một ý nghĩa rất quan trọng, mang lại lợi ích thiết thực cho người mua, người bán, người sử dụng cũng như các bên liên quan (ví dụ như Nhà thầu, người vận tải, Công ty bảo hiểm) khi giải quyết các tranh chấp thương mại xẩy ra. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý của Nhà nước cũng cần những kết quả kiểm tra chính xác, khách quan để phục vụ các mục đích quản lý như: áp thuế, thông quan xuất nhập khẩu, thanh lý quyết toán các công trình đầu tư, chống gian lận thương mại…
Việc mở ra dịch vụ giám định thiết bị máy móc đã qua sử dụng của DMV Control sẽ giúp giám định độc lập, trung lập nhằm giải quyết các vấn đề trên.
Các loại hình giám định thiết bị, máy móc
Các loại hình giám định thiết bị, máy móc đa dạng:
– Giám định số lượng, chất lượng, tình trạng hàng hóa;
– Giám định chủng loại;
– Giám định xuất xứ hàng hóa;
– Giám định tính đồng bộ;
– Giám định tính chuyên dùng, phạm vi sử dụng;
– Giám định tổn thất;
– Thẩm định giá máy móc thiết bị phục vụ cho mục đích xem xét, ký kết hợp đồng nhập khẩu, góp vốn kinh doanh bằng máy móc thiết bị, hoạt động cầm cố/ cho vay.
ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH: Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, bao gồm cả linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng có mã số HS thuộc Chương 84 và Chương 85 quy định tại danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
CƠ SỞ PHÁP LÝ:
- Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 về việc quy định nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
- Công văn số 239/BKHCN-ĐTG ngày 25/1/2017 thông báo danh sách tổ chức giám định theo quy định Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN.
DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH:
- Giám định về số lượng, chất lượng còn lại, chủng loại, xuất xứ, năm sản xuất, nơi sản xuất.
- Đánh giá tiêu chuẩn sản xuất phù hợp với TCVN, QCVN hoặc tiêu chuẩn các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

HƯỚNG DẪN YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH:
Khách hàng cần gửi:
- Yêu cầu giám định nêu rõ yêu cầu giám định, thời gian và địa điểm giám định, người liên hệ.
- Thông tin về lô hàng (B/L, packing list, tờ khai Hải Quan, Invoice, Giấy chứng nhận của nhà sản xuất…)
- Mẫu Giấy yêu cầu dịch vụ: Xem tại đây
HỒ SƠ, THỦ TỤC NHẬP KHẨU VÀ GIÁM ĐỊNH MÁY MÓC, THIẾT BỊ, PHỤ TÙNG, DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ CŨ, ĐÃ QUA SỬ DỤNG
Yêu cầu nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng được nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
1. Hồ sơ nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng.
2. Hồ sơ nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng.
3. Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
4. Thủ tục nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng.
5. Giám định dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng.
