Hàng bị tổn thất phải được giám định ngay khi phát hiện ra tổn thất tại cảng dỡ hàng hoặc tại kho nhận hàng cuối cùng. Tại thời gian và địa điểm giám định hàng hóa trên. Người bị thiệt hại sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định nguyên nhân gây nên tổn thất cũng như mức độ tổn thất một cách chính xác và chứng thư giám định tổn thất hàng hóa sẽ có giá trị pháp lý cao hơn trong việc đòi bồi thường.
Tại sao phải giám định tổn thất hàng hóa ?
Mục đích quan trọng nhất của việc giám định hàng tổn thất hàng hóa là xác định mức độ, nguyên nhân và thời điểm xảy ra tổn thất một cách chính xác, làm căn cứ để xác định đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường. Giám định tổn thất được tiến hành khi hàng hoá bị tổn thất, hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm phẩm chất ở cảng đến hoặc trên đường hành trình và do người được bảo hiểm yêu cầu.
Khi phát hiện ra tổn thất người được bảo hiểm phải gửi ngay giấy yêu cầu giám định đến DMV Control. Ngoài giấy yêu cầu giám định, GĐV cần phải phối hợp với các bên liên quan để thu thập thông tin, xét nghiệm hiện trường một cách chính xác. Các giấy tờ có liên quan đến vụ giám định thường gồm:
Giấy chứng nhận bảo hiểm:
- Vận đơn B/L
- Chi tiết đóng gói P/L
- Hóa đơn mua hàng Invoice
- Hợp đồng mua bán Sale Contract
- Giấy chứng nhận phẩm chất
- Biên bản hàng hóa hư hỏng, đổ vỡ do tàu gây nên
- Sơ đồ xếp hàng
- Nhật ký hàng hải
- Giấy chứng nhận kín chắc hầm tàu trước khi xếp hàng
- Giấy chứng nhận vệ sinh hầm tàu trước khi xếp hàng
- Giấy chứng nhận ôn độ, …
Công tác giám định tại hiện trường: GĐV cùng đại diện của chủ tàu, chủ hàng đến nơi hàng tổn thất để tiến hành giám định.
- Tới địa điểm giám định và lấy mẫu: Lấy mẫu và dụng cụ đựng mẫu.
- Kiểm tra phương tiện vận tải (tàu, container/lash nếu có),kiểm tra trên tàu, kiểm tra tình trạng hầm hàng, kiểm tra số liệu, tình trạng seal chì của container (nếu có). Nếu không phù hợp kiểm tra các bước tiếp theo.
- Đo đạc, kiểm đếm, chụp ảnh tư liệu lưu giữ hồ sơ …
- Kiểm tra, so sánh chi tiết thông tin của hàng hoá trên hồ sơ và thực tế.
Xác định số lượng, khối lượng thiệt hại, tình trạng chất lượng tại thời điểm kiểm tra, xác định tính chất, mức độ, tình trạng kỹ thuật theo đặc thù của từng loại tài sản, hàng hoá cần giám định; lập biên bản mô tả, chụp ảnh, ghi hình các đặc điểm chung – riêng thể hiện chất lượng của tài sản.
Xác định mức tổn thất, ghi rõ số lượng hàng bị hư hỏng, ước tính chi phí để khắc phục, tỷ lệ giảm giá, giá trị còn lại của hàng hóa.
Lập biên bản giám định và lập hồ sơ giám định
Biên bản giám định phải ghi rõ: Nguyên nhân, mức độ tổn thất, tình trạng sắp xếp chèn lót thiết bị của tàu, số lượng kiện, số thứ tự kiện hàng bị tổn thất, tình trạng tổn thất và tổn thất của bao bì, biên bản giám định phải được tiến hành tại hiện trường và có chữ ký của các bên liên quan xác nhận
Ban hành kết quả giám định ( chứng thư giám định ): Nghiệm thu, thanh lý hợp đồng giám định, lưu hồ sơ giám định.
HƯỚNG DẪN YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH
Khách hàng cần gửi
- Yêu cầu giám định nêu rõ yêu cầu giám định, thời gian và địa điểm giám định, người liên hệ.
- Thông tin về lô hàng (B/L, packing list, tờ khai Hải Quan, Invoice, Giấy chứng nhận của nhà sản xuất…)
- Mẫu Giấy yêu cầu dịch vụ: Xem tại đây