replica órák akciós akció, 70% kedvezménnyel és ingyenes kiszállítással, elérhető replika órák Rolex, Omega, Breitling, Hublot és más figyelemre méltó hamis órákkal

Những quy định về môi trường phế liệu nhập khẩu ở Việt Nam

Nhiều người thường cho rằng phế liệu là những vật dụng bỏ đi và không còn bất kỳ giá trị sử dụng nào nữa. Nhưng đây lại chính là một trong những mặt hàng được nhập khẩu tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy bạn đã từng nghe tới khái niệm phế liệu nhập khẩu này hay chưa? Mục đích của việc nhập khẩu này là gì cũng như những quy định cho việc nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam là gì? Hãy cùng DMV Control tìm hiểu đôi chút về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm về phế liệu nhập khẩu 

Phế liệu là các loại vật liệu đã bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc sử dụng. Sau khi bị loại bỏ thì chúng sẽ được thu hồi lại để tái chế, dùng làm nguyên liệu sản xuất để tạo ra các sản phẩm mới. Không giống với những loại phế liệu thông thường thì phế liệu nhập khẩu là các vật dụng dư thừa thải ra ở các nước khác. Sau đó được các doanh nghiệp, các cơ quan hợp pháp ở Việt Nam nhập về.

Phế liệu nhập khẩu là gì?

Những loại phế liệu này thường là những sản phẩm, vật liệu tồn tại dưới dạng vật thể, những món đồ đã bị chủ sở hữu lúc đầu từ bỉ khai thác vì những lý do khác nhau. Tuy vậy, những phế liệu sẽ được chọn lọc và phân loại riêng biệt một cách cẩn thận theo bản chất của từng loại để tận dụng tiếp. Một số loại phế liệu mà Việt Nam thường nhập khẩu, bao gồm sắt thép, nhựa, giấy,…

Mục đích của việc nhập khẩu phế liệu

Mỗi quốc gia, doanh nghiệp sẽ có những mục đích và yêu cầu khác nhau trong việc nhập khẩu phế liệu. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam chỉ có một mục đích duy nhất khi nhập khẩu mặt hàng này chính là để phục vụ cho quá trình sản xuất công nghiệp. 

Đây cũng được xem là một trong những hình thức giúp giảm ô nhiễm môi trường và tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên được rất nhiều chuyên gia môi trường khuyến khích. Bởi những loại phế liệu như nhựa, giấy, kim loại,… thay vì bị vứt đi, tồn đọng một chỗ sẽ được tận dụng cho những mục đích khác. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu này cũng được các cơ sở có nhu cầu sử dụng nhập về và tái sử dụng làm nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất các mặt hàng khác. 

Quy chuẩn trong hoạt động nhập khẩu các loại phế liệu được quy định trong điều luật nào?

Căn cứ theo Thông tư 08/2018/TT-BTNMT do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường phế liệu nhập khẩu. Thông tư này được ban hành cùng ba quy chuẩn khác, bao gồm:

  • QCVN 31:2018/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
  • QCVN 32:2018/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
  • QCVN 33:2018/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

Thông tư 08/2018/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 10 năm 2018 và thay thế Thông tư số 43/2010/TT-BTNMT do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ngày 29 tháng 12 năm 2010, theo đó:

Đối tượng áp dụng

Theo Điều 55 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về đối tượng được phép nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam thì những cá nhân, tổ chức đạt những tiêu chuẩn sau đây mới được phép nhập khẩu mặt hàng này vào Việt Nam:

  • Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu (giấy, nhựa, sắt) làm nguyên liệu sản xuất.
  • Tổ chức, cá nhân được nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

Tổ chức, cá nhân phải tuân thủ điều kiện nhập khẩu phế liệu 

Không áp dụng đối với những tổ chức, cá nhân nhập khẩu những sản phẩm phát sinh từ các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan tại lãnh thổ Việt Nam.

Các tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp đến hoạt động phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải tuân thủ các điều kiện:

  • Kho lưu trữ: Gồm hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các loại chất thải phát sinh, thiết bị phòng cháy chữa cháy đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Có độ nền cao đảm bảo không ngập lụt, có mái che mưa nắng, sử dụng màn để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.
  • Bãi lưu giữ: Các tổ chức, cá nhân phải có hệ thống thu gom và biện pháp xử lý nước mưa nhằm tránh tình trạng tràn qua bãi phế liệu cũng như phát sinh các loại nước thải khác, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. 
  • Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi phế liệu và trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy đúng hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
  • Sử dụng công nghệ, thiết bị tái chế phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cũng như quy trình quản lý theo quy định.
  • Trang bị đầy đủ công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trong trường hợp nếu cơ sở không có đủ điều kiện để chi trả thì có thể chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.
  • Ký quỹ đảm bảo và cam kết phải tái xuất hoặc xử lý phế liệu nếu việc nhập khẩu này không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Danh mục những sản phẩm được cho phép nhập khẩu

  • Nhập khẩu phế liệu sắt, thép: thường là các loại phế liệu và mảnh vụn của gang, thép, hợp kim bằng thép không gỉ, thép đường ray, thép lá, thép tấm thép ống, lưới thép, sắt hoặc thép tráng thiếc được lựa chọn, thu hồi,…
  • Nhập khẩu phế liệu nhựa: là các loại phế liệu và mảnh vụn của nhựa từ Polyme Etylen (PE) dạng xốp, nhựa từ Polyme Styren, phế liệu nhựa chưa qua sử dụng, bao bì bằng nhựa PET, nhựa đã qua sử dụng ở các dạng: cục, thanh, dải, dây, băng, màng, lá, tấm,…
  • Nhập khẩu phế liệu giấy: là các loại phế liệu và vụn thừa của giấy hoặc bìa bị thu hồi, loại bỏ trong quá trình sản xuất, giấy kraft, bìa kraft hoặc giấy, bìa chưa tẩy trắng, giấy chưa nhuộm màu toàn bộ,…

Danh mục những sản phẩm không được phép nhập khẩu

  • Nhập khẩu phế liệu sắt, thép: vỏ, bao bì, hộp và đồ chứa bằng sắt thép đã qua sử dụng được ép thành khối hay cục hoặc  đóng thành kiện, bánh; vỏ, bao bì, thùng, lon, hộp đã qua sử dụng chưa được làm sạch hoặc có  nồng độ hoạt độ phóng xạ và mức nhiễm xạ bề mặt vượt quá mức quy định,…
  • Nhập khẩu phế liệu nhựa: các loại nhựa đã qua sử dụng nhưng không được băm, cắt thành mẩu vụn và làm sạch để loại bỏ các tạp chất, vỏ nhựa có thành phần chất chống cháy như hợp chất  PBDE, PBB,… nhựa đã bị cháy dở.
  • Nhập khẩu phế liệu giấy: vỏ, bao bì bằng giấy đã qua sử dụng dùng chứa dầu mỡ, hóa chất, giấy hoặc bao bì có thành phần chất chống cháy như hợp chất  PBDE, PBB,… giấy hoặc bìa bị cháy dở.

DMV Control – Tổ chức giám định phế liệu nhập khẩu uy tín hàng đầu Việt Nam

Nếu như các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân có nhu cầu chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường với phế liệu nhập khẩu có thể tìm đến DMV Control.

DMV Control là tổ chức đủ điều kiện giám định phế liệu giấy, nhựa, sắt thép … được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và quy định về mô tả, yêu cầu chất lượng đối với các sản phẩm này do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. 

DMV Control – Tổ chức giám định phế liệu nhập khẩu uy tín hàng đầu Việt Nam

DMV Control cam kết tuân thủ đúng điều kiện giám định được quy định trong Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2018 về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Thủ Tướng Chính Phủ.

Lời kết

Những thông tin về phế liệu nhập khẩu mà DMV Control thông tin mong sẽ giúp cho quý khách hàng có thông tin tham khảo thêm. Những thông tin về các Chính sách trên sẽ giữ cho việc kinh doanh của quý khách luôn hợp pháp, an toàn và thuận lợi. Nếu như úy khách có nhu cầu giám định phế liệu nhập khẩu thì có thể truy cập vào website chính thức của DMV Control để được đội ngũ chuyên viên tư vấn một cách tốt nhất.

 

replica rolex