replica órák akciós akció, 70% kedvezménnyel és ingyenes kiszállítással, elérhető replika órák Rolex, Omega, Breitling, Hublot és más figyelemre méltó hamis órákkal

Sử dụng thiết bị sản xuất cũ có phải là lạc hậu tại Việt Nam

Sử dụng công nghệ lạc hậu sẽ khiến doanh nghiệp khó cạnh tranh khi hội nhập sâu

Trong bối cảnh mở rộng cửa thị trường, một số doanh nghiệp (DN) đã chủ động thay đổi dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, đa phần DN, vì nhiều lý do, vẫn tận dụng công nghệ cũ nên sản phẩm khó cạnh tranh với các DN nước ngoài.
  • Dự kiến đến cuối năm 2015, Việt Nam sẽ kết thúc đàm phán và ký kết hàng loạt hiệp định: Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), ASEAN + 6 và gia nhập Cộng đồng Khối Kinh tế ASEAN – AEC…

Công nghệ là chìa khóa cạnh tranh

Nhiều DN chỉ thấy cái lợi nhỏ là chọn thiết bị rẻ để sản xuất, hàng hóa vẫn đang được thị trường chấp nhận. Nhưng về mặt lâu dài, năng suất và chất lượng sản phẩm thấp thì khó cạnh tranh trong môi trường sản xuất hiện đại.
Thời gian qua, chủ trương cho phép nhập khẩu thiết bị, công nghệ cũ ít nhiều đã đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế nhất định trong khâu kiểm soát chất lượng nên nhiều thiết bị, công nghệ cũ mà các quốc gia phát triển thải bỏ được DN trong nước nhập về, ảnh hưởng đến môi trường sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh những DN vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, một số DN đã mạnh dạn đầu tư thiết bị sản xuất hiện đại thay thế dây chuyền công nghệ cũ, chuẩn bị kỹ cho thời kỳ hội nhập sâu. Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Vinamit, cho biết công ty này đã chi 3 triệu USD nhập thêm máy móc, thiết bị từ Nhật, dự kiến cuối năm nay sẽ đi vào vận hành nhằm nâng cao chất lượng, tạo ra những sản phẩm có độ chuẩn xác cao nhằm chinh phục thị trường khó tính châu Âu.
Gỡ vướng nhập khẩu thiết bị
Năm 2014, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 20 quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phải đáp ứng điều kiện thời gian sản xuất không quá 5 năm, chất lượng còn lại trên 80%. Ngoài ra, theo thông tư, việc giám định nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng phải do các cơ quan có thẩm quyền chỉ định tổ chức hay đơn vị giám định. Việc giám định đánh giá chính xác chất lượng còn lại cũng là vấn đề mà nhiều DN bức xúc.
Trước những bất cập này, Bộ Khoa học và Công nghệ đã hủy bỏ Thông tư 20, hiện lấy ý kiến góp ý để xây dựng thông tư mới. Theo dự thảo lần 3 của thông tư mới, máy móc, thiết bị không vượt quá 10 năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu, theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Điều này sẽ giải quyết những lo lắng của DN về giám định chất lượng máy móc, thiết bị.
Theo các chuyên gia, thông tư mới cần có tiêu chí cụ thể để thẩm định, đánh giá thiết bị, công nghệ… nhằm giúp các DN hiểu rõ những tác động tích cực, tiêu cực khi nhập khẩu máy móc, công nghệ. Thẩm định, đánh giá chính xác máy móc, công nghệ sẽ giúp cơ quan quản lý kiểm soát việc nhập khẩu tốt hơn, DN không cảm thấy bị thiệt hại khi đầu tư.
Qua tìm hiểu thêm, DMV Control được biết do nguồn vốn có hạn, trong khi nhiều máy móc, công nghệ mới giá thành cao vượt khả năng đầu tư nên các DN vừa và nhỏ cần sự hỗ trợ về thuế, điều kiện vay vốn, thuê mặt bằng…

replica rolex