replica órák akciós akció, 70% kedvezménnyel és ingyenes kiszállítással, elérhető replika órák Rolex, Omega, Breitling, Hublot és más figyelemre méltó hamis órákkal

THỦ TỤC NHẬP KHẨU NỒI CƠM ĐIỆN

  1. Căn cứ pháp lý nhập khẩu nồi cơm điện
  • Quyết định 3482/QĐ-KHCN ngày ban hành 8 tháng 12 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công Nghệ ban hành công bố danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công Nghệ. 
  • Thông tư số 21/2009/TT-BKHCN ngày 30/9/2009 về việc ban hành QCVN 4:2009/BKHCN, có hiệu lực từ ngày 01/6/2010 đối với thiết bị điện số thứ tự từ 1 đến 6 của Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 4:2009/BKHCN. 
  • Thông tư 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017 về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ” (Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng thuộc quản lý của BKHCN quy định trong QĐ 1171/2015/QĐ-BKHCN). 
  • Công văn 2421/TĐC-HCHQ về việc hướng dẫn thực hiện thông tư 07-2017-BKHCN ngày 16/6/2017. 
  • Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/3/2017, quy định danh mục dán nhãn năng lượng và lộ trình thực hiện. 

Như vậy, mặt hàng nồi cơm điện là một mặt hàng cần kiểm tra chất lượng, dán nhãn năng lượng bắt buộc sau thông quan theo quy định khi thực hiện nhập khẩu 

  1. Xác định mã HS

Căn cứ theo biểu thuế XNK 2021 và cấu tạo chức năng, nồi cơm điện có mã Hs thuộc Phần XVI, Chương 85. 

  • 8516 – Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời hoặc đun nước nóng có dự trữ và đun nước nóng kiểu nhúng; dụng cụ điện làm nóng không gian và làm nóng đất; dụng cụ nhiệt điện làm tóc (ví dụ, máy sấy tóc, máy uốn tóc, dụng cụ kẹp uốn tóc) và máy sấy làm khô tay; bàn là điện; dụng cụ nhiệt điện gia dụng khác; các loại điện trở đốt nóng bằng điện, trừ loại thuộc nhóm 85.45. 
  • 851660 – Các loại lò khác; nồi nấu, bếp đun dạng tấm đun, vòng đun sôi, thiết bị kiểu vỉ nướng và lò nướng: 
  • 85166010 – Nồi nấu cơm 
  1. Thuế nhập khẩu

Căn cứ Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính thì nồi cơm điện mã HS : 8516601000 phải nộp những loại thuế sau: 

Loại thuế  Thuế suất 
Thuế giá trị gia tăng (VAT)  10% 
Thuế nhập khẩu thông thường  30% 
Thuế nhập khẩu ưu đãi  20% 
Form E
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Trung Quốc (ACFTA) 
0% 
  1. Thủ tục nhập khẩu Nồi cơm điện 

Nhập khẩu nồi cơm điện về Việt Nam, doanh nghiệp cần phải đảm bảo các điều kiện sau: 

  • Nồi cơm điện khi lưu thông trên thị trường phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. 
  • Nồi cơm điện phải được chứng nhận hợp quy, mang dấu hợp quy (dấu QR). 
  • Nồi cơm điện nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành. 

Quy trình: 

Bước 1 – Đăng ký kiểm tra chất lượng 

Quy định để thực hiện việc đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa của nồi cơm điện 

Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 07/2017/TT-BKHCN 

– Người nhập khẩu đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Mẫu 1. ĐKKT ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 

Cơ quan nộp đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa của nồi cơm điện 

– Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng các tỉnh. Mở tờ khai hải quan tại chi cục nào thì đăng ký tại tỉnh, thành phố đó.Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa của nồi cơm điện 

Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa   

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 27/2012/TT-BKHCN thành phần hồ sơ gồm có 

+ Giấy “Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” (04 bản, theo Mẫu 1. ĐKKT) 

+ Bản photo copy các giấy tờ sau: Hợp đồng (Contract), Danh mục hàng hóa (nếu có) kèm theo (Packing list). 

+ Một hoặc các bản sao chứng chỉ chất lượng (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực) hoặc bản chính. 

+ Các tài liệu khác có liên quan; Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-Certificate of Origin) (nếu có); ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa; mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định); chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có). 

Thời gian thực hiện việc đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa 

– Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. 

– Sau khi hệ thống phản hồi hồ sơ đạt thì nộp bản cứng. Chi cục tiêu chuẩn đo lường ký đóng dấu. 1 bản doanh  

Bước 2: Thực hiện kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu cho nồi cơm điện tại các Trung tâm kiểm nghiệm đã được cấp phép bởi Bộ Công thương. 

Căn cứ thực hiện 

– Theo Thông tư 36/2016/TT-BCT của Bộ Công thương, doanh nghiệp cần phải làm hồ sơ đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng trước khi sản phẩm ra thị trường, sau đó dán nhãn năng lượng lên sản phẩm và chịu trách nhiệm với những thông tin đã đăng ký. 

Làm thế nào để lấy được mẫu nồi cơm điện khi chưa làm thủ tục thông quan đi kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng khi nhập khẩu nồi cơm điện 

– Theo quy định tại Điều 32 Thông tư số 38/2015/TT-BTC Việc đưa hàng về bảo quản đối với hàng hóa thực hiện việc kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu theo đó, ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định, doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan hải quan các chứng từ sau: 

+ Văn bản đề nghị đưa hàng về bảo quản theo mẫu số 09/BQHH/GSQL phụ lục V ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC; 

+ Văn bản cam kết nộp bổ sung Phiếu chứng nhận kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu do Phòng thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định và cam kết thực hiện hành động khắc phục trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu không phù hợp theo quy định của pháp luật. 

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp đã có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng có thể nộp cùng với xác nhận đã ký kiểm tra chất lượng để được thông quan lô hàng luôn mà không cần phải làm thủ tục đem hàng về kho bảo quản. 

– Sau khi đã mang hàng về kho bảo quản thì người nhập khẩu mang mẫu đi kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng tại các đơn vị, trung tâm kiểm nghiệm được Bộ công thương cấp phép kiểm nghiệm. 

Lưu ý: ứng với mỗi model là một sản phẩm mang đi kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng 

Bước 3: Đăng ký hợp quy cho sản phẩm nồi cơm điện 

Quy định về giấy chứng nhận hợp quy 

– Theo quy định tại thông tư 21/2009/TT-BKHCN thì để làm được thủ tục thông quan tại hải quan đối với sản phẩm nồi cơm điện thì phải có chứng nhận hợp quy sản phẩm 

– Sau khi đã thực hiện kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng tại các trung tâm, đơn vị kiểm nghiệm thì tiến hành đăng ký hợp quy cho sản phẩm 

Hồ sơ chứng nhận hợp quy 

– Mẫu đề nghị được chứng nhận hợp quy 

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy thành lập doanh nghiệp 

– Bản kết quả thử nghiệm của sản phẩm được cấp bởi các đơn vị có thẩm quyền 

– Các tài liệu, thông số kỹ thuật của sản phẩm 

– Các tài liệu có liên quan khác 

Bước 4: Thực hiện thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện (Làm thủ tục khai hải quan) 

Quy định về điều kiện để thông quan đối với nồi cơm điện 

– Theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan đã có công văn số 6772/TCHQ-GSQL hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố không yêu cầu người khai hải quan phải nộp các chứng từ liên quan đến Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng khi làm thủ tục hải quan. Do đó, hàng hóa trong quá trình nhập khẩu không phải thực hiện việc dán nhãn năng lượng, cơ quan hải quan chỉ quản lý việc áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với các phương tiện, thiết bị nhập khẩu. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục Hải quan trực thuộc căn cứ trên Phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu được cấp bởi Phòng thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định để thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp. 

Hồ sơ để thực hiện thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện 

– Hợp đồng mua bán (Sales contract) 

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) 

– Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list) 

– Vận tải đơn (Bill of lading) 

– Tờ khai hải quan điện tử 

– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O form E, C/O form D,…) 

– Phiếu kiểm nghiệm hiệu suất năng lương 

Thẩm quyền và thời gian tiến hành khai hải quan cho nồi cơm điện 

– Thẩm quyền thực hiện thủ tục nhập khẩu bóng đèn led 

+ Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở cơ quan hải quan. 

– Thời gian tiến hành thực hiện thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện 

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu 

Thuế hải quan đối với nồi cơm điện 

– Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường: 20% 

– Thuế giá trị tăng: 10% 

– Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng nồi cơm điện từ Trung Quốc là 0% 

Bước 5: Đăng ký dán nhãn năng lượng và thực hiện dán nhãn năng cho sản phẩm nồi cơm điên 

Nhãn năng lượng cho nồi cơm điện là nhãn năng lượng so sánh 

Quy định về dán nhãn năng lượng 

– Theo quy định tại quyết định 04/2017/QĐ-TTg  quy định sản phẩm nồi cơm điện phải thực hiện đăng ký dán nhãn năng lượng 

– Mặt khác theo quy định khoản 1 Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BCT Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương. 

Thành phần hồ sơ xin dán nhãn năng lượng cho sản phẩm nồi cơm điện sau khi thực hiện thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện 

– Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu 

– Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm; 

– Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài); 

– Mẫu nhãn năng lượng dự kiến. 

– Nhãn phụ của sản phẩm 

– Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 

Thẩm quyền đăng ký dán nhãn năng lượng 

– Vụ tiết kiểm năng lượng và phát triển bền vững – Bộ Công Thương 

– Thời gian thực hiện đăng ký dán nhãn năng lượng: 03-05 ngày làm việc 

Thực hiện dán nhãn năng lượng cho nồi cơm điện 

– Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho sản phẩm nồi cơm điện đến Bộ Công Thương  và có xác nhận của Bộ Công thương về việc đơn vị đã thực hiện thủ tục đăng ký dãn nhãn năng lượng thì đơn vị, doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm nồi cơm điện đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.  

Trên đây là các thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi tại DMV CONTROL để được tư vấn nhanh chóng nhất. 

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. 

Chúc bạn ngày mới thành công ! 

 

 

replica rolex