Nhập khẩu tấm thạch cao có khó không? Được áp dụng mã HS nào? Quy trình thủ tục ra làm sao, có phải nhập khẩu theo chính sách đặc biệt không? Có được ưu đãi thuế không? Hãy cùng DMV Control tìm hiểu thủ tục nhập khẩu tấm thạch cao dưới đây nhé!
Tấm thạch cao là gì?
Tấm thạch cao là một trong những vật liệu phổ biến để làm trần thạch cao, vách thạch cao trong xây dựng và thi công nội thất. Vật liệu tấm thạch cao có nhiều ưu điểm như thi công nhanh gọn, sạch sẽ, đẹp mắt, không độc hại, khả năng cách nhiệt, cách âm… chính vì thế nó được sử dụng ngày càng nhiều trong xây dựng.
Phân loại tấm thạch cao
Dựa theo kiểu cách và mục đích sử dụng (thi công trần nổi, trần chìm hay tường, vách) thì tấm thạch cao có 2 kiểu cạnh là tấm cạnh vuông và tấm cạnh vát. Với tấm cạnh vuông, người ta không cần xử lý mối nối giữa 2 tấm nên thích hợp thi công trần và tường vách nổi, còn tấm cạnh vát phải xử lý mối nối bằng bột thạch cao chuyên dụng nên thích hợp để thi công tràn và tường thạch cao bề mặt phẳng hơn.
Dựa theo đặc tính, có thể phân tấm thạch cao làm 2 loại là tấm thạch cao cách âm và tấm thạch cao chịu nước, chịu nhiệt. Tấm thạch cao cách âm có khả năng tiêu âm đến hơn 70% nên thích hợp thi công ở phòng ngủ, phòng chiếu phim, phòng họp… cần sự yên tĩnh. Tấm thạch cao chịu nhiệt, chịu nước có khả năng chống cháy khoảng 2 giờ đồng hồ, thích hợp để thi công tại các khu vực như lối thoát hiểm, phòng lưu trữ, nhà kho…
Trong nước có sản xuất vậy tại sao lại phải nhập khẩu tấm thạch cao
Hiện nay, Việt Nam có 5 công ty có quy mô sản xuất lớn với tổng quy mô sản xuất đạt khoảng 100 triệu m2. Việt Nam có 95 triệu dân nếu tính tốc độ tăng trưởng hàng năm là 9% như hiện nay thì tính theo đầu người thì khoảng 2-3 năm nữa thì thị trường tấm thạch cao ở Việt Nam sẽ thiếu trầm trọng. Do vậy, các nhà máy, công ty thường xuyên phải nhập khẩu tấm thạch cao từ nước ngoài về để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Mã HS của tấm trần thạch cao và các loại thuế
- Mã HS của tấm trần thạch cao thuộc chương 68, nhóm 6809, mã HS 68091100
Mã HS: 6809
Các sản phẩm làm bằng thạch cao hoặc bằng các hỗn hợp có thành phần cơ bản là thạch cao.(Tấm, lá, panel, tấm lát (tiles) và các sản phẩm tương tự, chưa được trang trí)
- Mã HS :68091100: Được phủ mặt hoặc gia cố chỉ bằng giấy hoặc bìa
- Mã HS:68091910: Tấm lát (tiles)
- Mã HS:68091990: Loại khác
- Mã HS:68099010: Khuôn bằng thạch cao dùng trong nha khoa
- Mã HS:68099090: Loại khác
Thuế nhập khẩu sẽ phụ thuộc vào mã HS. Mỗi mã HS sẽ cho ra một loại thuế khác nhau
Quý khách hàng cần tra cứu mã HS mặt hàng tấm thạch cao nhập khẩu vui lòng liên hệ theo số hotline 094 998 33 75
Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
Theo Quyết định 01/2021/QĐ-TTg, tấm thạch cao không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.
Thủ tục hải quan nhập khẩu tấm thạch cao
Khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu tấm thạch cao thực hiện như những hàng hóa thông thường khác đồng thời nộp thêm kết quả chứng nhận hợp quy.
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng (KTCL) tại Sở Xây Dựng hoặc cơ quan giám định được nhà nước cấp giấy phép
- Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại đâu thì về đó đăng ký
- Trường hợp Sở Xây Dựng địa phương chưa triển khai cấp đăng ký KTCL có thể liên hệ với tổ chức chứng nhận được chỉ định để thay thế
Liên hệ DMV số hotline 0911.745.657 để được tư vấn chi tiết về quy trình và hồ sơ chuần chuẩn bị.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan và nộp hồ sơ cho hải quan
- Up bộ hồ sơ hải quan kèm đăng ký kiểm tra chất lượng lên V5.
Bộ chứng từ cần có để nhập khẩu tấm trần thạch cao gồm những chứng từ sau.
- C/O
- Packing list
- Invoice
- Hợp đồng thương mại
- Chứng nhận hợp quy
Bước 3 – Thử nghiệm và làm Chứng nhận hợp quy:
- Mang mẫu đến trung tâm thử nghiệm được Bộ Xây dựng chỉ định để thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy.
Hồ sơ đề nghị công bố hợp quy vật liệu xây dựng Tấm thạch cao gồm có:
- Đơn đề nghị công bố hợp quy vật liệu xây dựng Kính xây dựng, Tấm thạch cao (Mẫu của Tổ chức chứng nhận);
- Ca-ta-lô (catalogue) của từng loại vật liệu xây dựng Kính xây dựng, Tấm thạch cao;
- Bộ hồ sơ lô hàng: Vận đơn, invoice, packing list, hợp đồng
- Thông tư số 10/2017/TT-BXD ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ Xây Dựng ban hành ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, mã số QCVN 16:2017/BXD, và hướng dẫn chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy
Bước 4- Bổ sung chứng nhận hợp quy cho Sở Xây Dựng
- Doanh nghiệp lập hồ sơ bổ sung chứng nhận và các tài liệu còn thiếu cho Sở Xây Dựng
- Xin Sở Xây Dựng thông báo đủ điều kiện nhập khẩu
Bước 5 – Thông Quan hàng hoá
- Nộp thông báo đủ điều kiện nhập khẩu cho cơ quan Hải Quan để chính thức thông quan hàng hoá
Bước 6 – Công bố hợp quy tại Sở Xây Dựng. Dán tem hợp quy (CR). Các tem phụ khác trước khi hàng lưu thông ra thị trường.
DMV Control tự hào là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm giám định chất lượng, làm thủ tục nhập khẩu và công bố hợp quy tấm thạch cao. Hãy liên hệ hotline 094 998 33 75 để được tư vấn về chi phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất