Thực phẩm chức năng là các loại thực phẩm có thành phần chủ yếu từ thiên nhiên, có công dụng hỗ trợ làm đẹp, tăng sức đề kháng cho cơ thể đồng thời giúp tinh thần thoải mái hơn, cải thiện tình trạng mất ngủ, chóng mặt,…
Theo điều 3 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định:
- Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật: Phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi lưu thông trên thị trường.
- Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước chưa có quy chuẩn kỹ thuật: Phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi lưu thông trên thị trường.
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ đã nêu rõ: “Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định.”
Mã HS Code
- Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ sâm sẽ có mã HS là 21069071.
- Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác sẽ có mã HS là 21069072.
- Đối với hỗn hợp vi chất để bổ sung vào thực phẩm sẽ có mã HS là 21069073.
- Riêng thực phẩm bảo vệ sức khỏe con người dạng lỏng có thể áp dụng mã HS 2202.
Theo quy định hiện hành, thực phẩm chức năng không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.
Thủ tục nhập khẩu
Hồ sơ nhập khẩu thực phẩm chức năng
Hồ sơ nhập khẩu thực phẩm chức năng sẽ bao gồm các loại giấy tờ, hồ sơ chính sau:
- Hóa đơn thương mại hay còn gọi là Commercial Invoice
- Phiếu đóng gói hàng hóa hay còn gọi là Packing List
- Vận đơn đường biển hay còn gọi là Bill of Lading
- Hợp đồng thương mại hay còn gọi là Sales Contract
- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hay còn gọi là C/O (nếu có)
- Tờ khai hải quan
- Công bố thực phẩm chức năng.
Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng
- Bước 1: Đầu tiên, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành đăng ký kiểm tra vệ sinh ATTP tại cơ quan có thẩm quyền như: Viện kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia, trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
- Bước 2: Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ thực hiện khai và truyền tờ khai hải quan có đính kèm giấy đăng ký đã được phê duyệt.
- Bước 3: Kế đến, doanh nghiệp sẽ tiến hành làm thủ tục hải quan và xin phép mang về kho để bảo quản.
- Bước 4: Cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra kho và tiến hành lấy mẫu về để kiểm tra.
- Bước 5: Cuối cùng, sau khi cơ quan Hải quan kiểm tra và đạt kết quả chuẩn. Doanh nghiệp sẽ phải nạp bổ sung kết quả cho cơ quan Hải quan để thông quan lô hàng. Trường hợp không đạt, doanh nghiệp phải thực hiện xuất trả.
Thủ tục hải quan nhập khẩu thực phẩm chức năng
Hồ sơ hải quan nhập khẩu thực phẩm chức năng:
- a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
- b) Hợp đồng, invoice, packing list (theo quy định hiện hành, người nhập khẩu chỉ cần xuất trình invoice – Hóa đơn thương mại, tuy nhiên, trong một số trường hợp, để làm rõ, có thể xuất trình cả hợp đồng, packing list với cơ quan hải quan)
- c) Vận tải đơn
- d) Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/xác nhận công bố phù hợp
- e) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 01 bản chính hoặc C/O điện tử trong trường hợp muốn hưởng thuế ưu đãi nhập khẩu đặc biệt
(Xem Quy định tại Khoản 5, điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài Chính)
- f) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (hoặc hồ sơ chứng minh thuộc diện miễn kiểm tra chất lượng)
Quy trình thực hiện:
- Đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền như: Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Quatest 1, tại Hà Nội), Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3, tại TP. HCM); Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (tại Hà Nội),…
- Khai và truyền tờ khai hải quan đính kèm theo giấy đăng ký đã được duyệt.
- Làm thủ tục hải quan và xin mang hàng về kho bảo quản.
- Kiểm tra kho và lấy mẫu về kiểm tra
- Sau khi kiểm tra, nếu kết quả đạt, nộp bổ sung kết quả cho Hải quan để thông quan lô hàng. Nếu không đạt thì phải xuất trả.
Mong là những kiến thức tổng hợp trên đây có thể giúp cho các bạn hình dung rõ hơn về các thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng từ nước ngoài về Việt Nam.
Nếu các bạn cần tư vấn trong quá trình làm hồ sơ thủ tục để nhập khẩu máy làm mát không khí hay cần báo giá cước vận chuyển,thì có thể liên hệ với dmv control chúng tôi để được hỗ trợ nhiệt tình.